KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2022) VÀ 64 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH (19/11/1958 - 19/11/2022).

Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng, thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chính là ngày thể hiện đạo lý ngàn năm ấy. Vì thế, đã từ lâu ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của riêng ngành giáo dục mà còn là ngày hội lớn của toàn xã hội. Đây là ngày hội quan trọng nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh các nhà giáo; những người làm công tác giáo dục; đồng thời thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với"những kĩ sư tâm hồn", biểu thị truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta.

Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm:

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo là nghề cao quý nhất

Có một nghề không trồng cây vào đất

Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm”.

     Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tư­­ớng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con ng­ười sáng tạo".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu.

https://pends.epu.edu.vn/Uploads/images/gdtc/Th%C6%B0%20ch%C3%BAc%2020_11%20c%E1%BB%A7a%20Hi%E1%BB%87u%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng.jpg

Thư chúc mừng 20/11 của PGS.TS Đinh Văn Châu - Quyền Hiệu trưởng

Giáo dục Quốc phòng và an ninh đã trở thành môn học chính khóa trong hệ thống giáo dục quốc dân giúp hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Bộ môn GDTC&QPAN đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng am ninh đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên của Nhà trường, làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những Thầy giáo, Cô giáo "mang quân hàm"  vẫn đang hằng ngày miệt mài với trang sách, hăng say trên giảng đường, thao trường, không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy truyền thống "Dạy tốt - Học tốt" của Nhà trường.

Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và 64 năm Ngày truyền thống Giáo dục Quốc phòng an ninh Cán bộ, giảng viên, CNV là dịp để Bộ môn GDTC&QPAN tỏ lòng tri ân đến các thế hệ giảng viên của Bộ môn. Đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là những Người Thầy giáo, Cô giáo mẫu mực, bản lĩnh, có trình độ chuyên môn cao, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

Một số hoạt động tiêu biểu của Bộ môn hướng tới Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và 64 năm Ngày Giáo dục Quốc phòng an ninh 19/11.

Hội thi cắm trại sinh viên D17 – đợt 1 năm học 2022 – 2023

Hội thao Giáo dục Quốc phòng và an ninh

 Báo tường của sinh viên Lớp D17CNPM1

Sinh viên duyệt đội ngũ – Hội thao GDQPAN

Hội chợ Ẩm thực sinh viên D17 – đợt 1 năm học 2022 – 2023

Các lớp thi kéo co

Hội diễn văn nghệ

Nguồn: Cao Cường - BM GDTC&QPAN

Bạn cần hỗ trợ?